Cổ phiếu bất động sản bị bán tháo ồ ạt

Quyên Ngô-09:38 09/11/2022

Trên thị trường làn sóng bán tháo ồ ạt cổ phiếu bất động sản đang diễn ra theo chiều hướng ngày một mạnh hơn. Điều này gây khó khăn rất lớn cho các nhà quản lý và làm ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân các nhà đầu tư đang “rót vốn” vào ngành này.

Bất động sản Việt Nam có đặc trưng là sử dụng cơ cấu vốn vay (bao gồm cả từ khách hàng) với tỷ trọng lớn để phát triển. Đồng nghĩa, trong điều kiện vĩ mô ổn định các doanh nghiệp có đủ thời gian và nguồn lực để huy động, phát triển sản phẩm, bán hàng và thực hiện nghĩa vụ trả nợ khách hàng. Từ đó tạo ra giá trị thặng dư cho cả phía người mua nhà và bản thân các doanh nghiệp cũng như hệ thống tài chính.

Trong vài năm gần đây, thị trường bất động sản tăng trưởng khá tích cực cho đến khi đại dịch Covid ập tới làm gián đoạn sự phát triển, mở rộng của các dự án đồng thời cũng làm đình trệ các hoạt động bán hàng. Điều này khiến cho dòng tiền khó lưu thông hơn ở ngành này. Những tưởng khó khăn sẽ được đẩy lùi khi dịch bệnh thoái lui thế nhưng tất cả chỉ là giả tưởng. Hàng loạt các tác động khiến cho thị trường bất động sản gặp khó khăn trong việc xoay vòng vốn, trục trặc trong khâu mua bán, đi kèm là vô số các khó khăn khác.

Bất động sản hoạt động kém hiệu quả hơn vì nhiều lý do

Bất động sản hoạt động kém hiệu quả hơn vì nhiều lý do

Cụ thể, sau các sự kiện “bắt bớ” các lãnh đạo của Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát, niềm tin của khách hàng đối với thị trường này cũng dần suy giảm. Thậm chí có những tin đồn đã chuyển biến thành sự thật. Điều này cũng giúp lý giải vì sao nhiều nhà đầu tư/khách hàng lại lo ngại đến vậy. Rất nhiều trong số họ đã phản ứng bằng cách chờ đợi thay vì mua sản phẩm mặc dù họ có nhu cầu và có sẵn tiền.

Cũng chỉ mới đây, một lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản lớn trong nước cũng phải lên tiếng rằng thị trường gần như “đóng băng” để phản ánh về sức mua của nhà đầu tư.

Vậy nhưng, theo nhận định của giới chuyên môn, đây dường như vẫn chưa phải là khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt. Bài toán hóc búa hiện nay mà bất kỳ doanh nghiệp nào của ngành này cũng đang phải đối mặt đó chính là dòng tiền. Bất động sản có quan hệ mật thiết đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng. Các doanh nghiệp ngành này rất khó hoặc thậm chí là không thể huy động vốn thông qua kênh ngân hàng và phát hành trái phiếu. Trong khi đó, áp lực trả nợ ngắn hạn từ các nhà phát hành trái phiếu hiện đang vô cùng lớn.

Cổ phiếu bất động sản bị bán tháo ồ ạt

Cổ phiếu bất động sản bị bán tháo ồ ạt

Cũng theo chia sẻ, một Giám đốc đầu tư của một công ty bất động sản cũng nêu nhận định: Ngành bất động sản hiện nay đang ở trong tình trạng không có tiền, bên cạnh đó còn bị thanh tra, pháp lý chậm, bán nhà cũng không được và quan trọng hơn cả là khách hàng không có tiền để mua.

Trong bối cảnh tín dụng bị siết, chủ đầu tư không thể giải ngân được; siết trái phiếu thì trái phiếu cũ đang lưu hành mà dùng sai mục đích thì phải đem đi xử lý hoặc bị ngừng cho phát hành mới. Do đó, việc cổ phiếu bất động sản bị rớt giá là chuyện đương nhiên do cổ phiếu ngành này đang trong quá trình sửa chữa các lỗi sai. Đây cũng là kênh duy nhất có thể huy động được tiền để trả nợ trái phiếu. Các doanh nghiệp hiện giờ không còn quan tâm quá nhiều nữa, nói cách khác bất cứ giá nào cũng phải bán để lấy lại tiền.

Khi cổ phiếu bị giảm sâu, một áp lực nữa sẽ diễn ra trên thị trường chứng khoán là bán giải chấp. Có thể thấy thông qua các động thái bán giải chấp cổ phiếu của các công ty chứng khoán đối với loạt lãnh đạo của các doanh nghiệp địa ốc. Thậm chí, có xuất hiện thông tin một đơn vị mời các công ty chứng khoán để thương lượng về bổ sung tài sản đảm bảo nào. Dù chưa rõ thực hư ra sao những áp lực bán tháo ở nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn đã và đang diễn ra là sự thực.

Câu hỏi được đặt ra là đến khi nào làn sóng bán tháo sẽ dừng lại? Có một vài ý kiến cho rằng khi các hành động sửa sai nói trên chấm dứt hoặc khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp giải quyết được tận gốc các vấn đề, khôi phục niềm tin nhà đầu tư hoặc đến khi những nỗi lo về tỷ giá, ngoại hối và không tăng lãi suất chấm dứt.

Đây không chỉ là mong ước của ngành bất động sản mà có thể nói là của hầu hết tất cả các ngành. Khi các vấn đề vĩ mô được giải quyết, thị trường cũng sẽ chuyển biến tích cực hơn. Theo đó, cổ phiếu các ngành cũng được cải thiện tích cực hơn về giá.

Hashtag:

#đầu_tư
#chứng_khoán

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay