Nhìn nhận cơ hội đầu tư thông qua báo cáo tài chính doanh nghiệp

Quyên Ngô-10:13 25/07/2022

Mùa báo cáo tài chính chính là thời điểm lý tưởng để các nhà đầu tư tìm kiếm và phát hiện ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Tuy vậy, không phải nhà đầu tư nào cũng có thể nắm vững những yếu tố giúp nhận diện cơ hội đầu tư tiềm năng. Hãy theo dõi 3 yếu tố nhận diện được đội ngũ phân tích WiGroup gợi ý dưới đây!

Báo cáo tài chính được hiểu như một bản sơ yếu lý lịch để các nhà đầu tư hiểu hơn về doanh nghiệp, nắm vững tình hình kinh doanh, cơ cấu tài sản cũng như cách thức phân bổ dòng tiền của một đơn vị doanh nghiệp. Mỗi một thay đổi nhỏ trong tài sản doanh nghiệp cũng góp phần làm “chao đảo” giá cổ phiếu, ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh doanh và các quyết sách của mỗi doanh nghiệp. Do đó, nắm vững các thông tin báo cáo tài chính kịp thời, chuẩn xác là điều nhà đầu tư nào cũng cần phải thực hiện nhằm tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới, thay đổi các quyết sách đầu tư của mình kịp thời nhất.

Đội ngũ phân tích WiGroup đã chỉ ra 3 yếu tố giúp nhận diện các cơ hội đầu tư hấp dẫn dựa trên những thông tin báo cáo tài chính phản ánh:

Doanh nghiệp hưởng lợi từ việc đánh giá lại giá trị các khoản nợ nước ngoài - Báo hiệu cơ hội đầu tư hấp dẫn

Việc sử dụng các khoản vay nợ luôn là con dao hai lưỡi đối với bản thân các doanh nghiệp, đặc biệt là các khoản vay từ nguồn vốn của nước ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, việc sở hữu các khoản vay ngoại tệ lớn lại có thể đem đến những lợi ích tức thì cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá lại giá trị của nguồn vay trong điều kiện tỷ giá giảm mạnh.

Chênh lệch tỷ giá trong điều kiện tích cực tạo điều kiện để các doanh nghiệp thắng lớn

Chênh lệch tỷ giá trong điều kiện tích cực tạo điều kiện để các doanh nghiệp thắng lớn trong mùa báo cáo kinh doanh

Để hiểu rõ hơn, đội ngũ phân tích WiGroup lấy ví dụ: khi giá trị cặp tiền tệ JPY/VND liên tục bị sụt giá trong giai đoạn gần đây, cụ thể hơn là 24,7% giá trị của đồng yen Nhật bị “thổi bay” (so với đầu năm 2021), đang giúp cho những doanh nghiệp có giá trị khoản nợ vay tiền Nhật được hưởng nguồn lợi lớn. Tiêu biểu có thể kể đến là ACV với khoản vay dài hạn từ nguồn vốn ODA dùng để tài trợ cho các dự án cảng hàng không quốc tế lớn. Với gần 15.5000 tỷ đồng vay bằng đồng yên (số liệu ghi nhận cuối năm 2020), khoản lãi chênh lệch từ tỷ giá đã giúp cho ACV tăng thêm 1.400 tỷ đồng trong năm 2021. Điều này sẽ còn tiếp tục duy trì trong năm 2022 khi đà lao dốc của đồng yên hiện vẫn chưa có dấu hiệu chững lại.

Xem thêm: Quỹ ETF iShares quay lại thị trường Việt, tập trung vào SHB, HPG và VIC

Người mua trả tiền trước gia tăng đột biến - Báo hiệu về tăng trưởng tương lai

WiGroup đánh giá khoản người mua trả tiền trước là khoản mục đáng chú ý trong cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp. Nó biểu thị cho mức độ sẵn lòng thanh toán của khách hàng cũng như độ “nóng” từ sản phẩm doanh nghiệp cung ứng. Do đó sự gia tăng đột biến các khoản thanh toán trước của khách hàng được cho là thước đo tương đối với mức độ tin cậy cao, dự báo về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai gần. Ngoài ra, việc thanh toán trước của khách hàng còn tạo điều kiện để doanh nghiệp có một dòng vốn với chi phí thấp để phục vụ sản xuất, từ đó tối ưu hoá lợi nhuận mà công ty có thể đạt được.

Ví dụ cụ thể nhất có thể thấy ở trường hợp của DDV. Đợt vừa qua, phía DDV có khoản mục người mua trả tiền trước tăng đột biến gần 300 tỷ đồng khi mà nhu cầu nội địa về phân DAP tăng mạnh, áp lực từ giá phân quốc tế leo thang và hàng tồn kho đã bắt đầu với dần. Điều này buộc các khách hàng của ĐV phải tiến hành đặt cọc trước cho các sản phẩm của công ty.

Người mua trả tiền trước gia tăng đột biến - Báo hiệu về tăng trưởng tương lai

Người mua trả tiền trước gia tăng đột biến - Báo hiệu cơ hội đầu tư hấp dẫn không thể bỏ lỡ

Doanh thu chưa thực hiện lớn và tăng trưởng đều đặn qua các năm - Dấu hiệu nhận biết cơ hội đầu tư tiềm năng

Theo WiGroup, doanh thu chưa thực hiện được là khoản mục ghi nhận các khoản tiền người mua đã trả trước cho các doanh nghiệp trong 1 hoặc nhiều kỳ, Và sau đó, khi sản phẩm/dịch vụ đã được doanh nghiệp phân phối cho khách hàng theo thời gian, khoản mục này sẽ được ghi nhận tương ứng với doanh thu thể hiện trên báo cáo hoạt động kinh doanh. Vì vậy, đây cũng là một trong những dấu hiệu xác thực, thể hiện phần nào triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

Khoản mục doanh thu chưa thực hiện thường xuất hiện trong các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp do đặc thù của hoạt động cho thuê mặt bằng của doanh nghiệp này. Tiêu biểu có thể thấy như trường hợp của NTC. Thời điểm năm 2013, có thể thấy giá trị các khoản doanh thu chưa thực hiện của công ty này liên tục tăng mạnh qua các năm, thể hiện cho quá trình các quỹ đất cho thuê dần được lấp đầy, kéo theo đó là sự gia tăng về lợi nhuận kinh doanh và ca giá trị của cổ phiếu.

Theo: Nhịp sống kinh tế

Hashtag:

#đầu_tư
#chứng_khoán

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay