Có cách nào đưa dòng tiền quay lại với chứng khoán?
Mặc dù đã có sự cải thiện hơn so với tháng 10 - 11 song thanh khoản ở thời điểm hiện vẫn chưa được đánh giá cao, giảm mạnh so với đợt đầu năm (ước tính khoảng 30.000 tỷ đồng).
Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Thành Công (TCSC), chính sách và thay đổi về vĩ mô sẽ hỗ trợ dòng tiền quay lại với thị trường chứng khoán:
Yếu tố cơ bản sẽ giúp dòng tiền vào thị trường chứng khoán nhiều hơn là việc lãi suất tiền gửi và cho vay không tiếp tục tăng mà quay đầu giảm. Điều này giúp dòng tiền ngưng dịch chuyển sang kênh tiền gửi, chi phí sử dụng vốn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng giảm đi đáng kể, từ đó gia tăng lượng tiền cho kênh chứng khoán.
Lãi suất cho vay giảm kỳ vọng sẽ giúp dòng tiền quay lại chứng khoán mạnh hơn
Thể hiện trong khoảng thời gian cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi thị trường ổn định, thị trường sẽ đón nhận sự gia nhập của dòng tiền mới giúp thị trường tăng hơn 20% chỉ sau 2 - 3 tuần, thanh khoản cũng tăng từ 20% đến 30%.
Đây là nút thắt khiến thị trường giảm mạnh trong nửa cuối năm nay. Do vậy nếu được tháo gỡ sẽ tạo điều kiện để dòng tiền quay lại thị trường.
Đây là yếu tố cốt lõi của thị trường chứng khoán và có vai trò thúc đẩy thị trường phát triển bền vững. Nếu lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục tăng sẽ kích thích dòng tiền quay trở lại.
Theo đánh giá của TCSC, quý 2/2023 sẽ là thời điểm thị trường chứng khoán bùng nổ trở lại khi lãi suất dự kiến không tăng, tính thanh khoản được cải thiện, tình hình vĩ mô cũng ổn định hơn, từ đó tạo kỳ vọng cho thị trường trong năm sau.
Việt Nam tiếp tục được kỳ vọng là điểm sáng của thế giới về vĩ mô. Tuy nhiên thị trường chứng khoán năm 2022 lại giảm mạnh nhất thế giới. Đây sẽ là lý do để nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn trong năm 3023. Minh chứng là việc dòng tiền đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng mạnh trong đợt cuối năm 2022. Hứa hẹn nhịp đầu từ sẽ duy trì tốt trong năm 2023.
Thêm nữa, năm 2023 kinh tế Việt Nam sẽ gặp khá nhiều thách thức do sức mua trong nước bị giảm mạnh, triển vọng xuất khẩu ảm đạm, đặc biệt trong giai đoạn đầu năm. Do vậy, đầu tư công sẽ là động lực tác động mạnh đến toàn bộ nền kinh tế.
Bên cạnh các lĩnh vực được hưởng lợi chính như xây dựng và vật liệu xây dựng cũng sẽ có một số nhóm ngành khác được gián tiếp hưởng lợi như bất động sản, ngân hàng, dịch vụ,...
Sau những biến động của năm 2022, TCSC cho rằng việc dự đoán VN-Index năm 2023 là tương đối khó. Tuy vậy, thị trường chứng khoán năm sau được cho là sẽ ít rủi ro và ổn định hơn so với năm nay.
Thị trường chứng khoán hứa hẹn sẽ ổn định hơn trong năm 2023
Nếu như kỳ vọng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết năm 2023 tăng khoảng 10% đồng thời mức định giá tại P/E 11 lần hiện tại là khá thấp so với quá khứ thì định giá có thể rơi vào mức 12 - 13 lần, cải thiện khoảng 10 - 20%. Lợi nhuận và định giá kỳ vọng thị trường tăng khoảng từ 20% đến 30% trong năm tới.
Theo đánh giá của TCSC, tâm điểm năm 2023 là các vấn đề liên quan đến đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp. Trong năm tới, sẽ có hơn 287.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn, cao hơn 24% so với năm trước. Rủi ro vỡ nợ đối với các doanh nghiệp có tài chính yếu là rất lớn. Điều này gây ra khủng hoảng niềm tin của nhà đầu tư đối với các kênh đầu tư rủi ro, đặc biệt là đối với trái phiếu và thị trường chứng khoán.
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: [email protected]
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội