Chứng khoán đảo chiều, lợi nhuận ngành bảo hiểm theo đó giảm sâu
Theo dòng diễn biến không mấy tích cực của thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng bị sụt giảm tương đối lợi nhuận thu về. Có những doanh nghiệp lớn thậm chí còn giảm đến hai chữ số.
Chỉ trong quý 2/2022, 5 doanh nghiệp niêm yết chiếm hơn một nửa thị phần bảo hiểm phi nhân thọ đều ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế bị suy giảm mạnh. Cụ thể, Tập đoàn Bảo Việt (BVH) báo lãi sau thuế 317 tỷ đồng - giảm hơn 28% so với quý 2/2021. Cũng trong tình cảnh tương, lợi nhuận của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PGI) cũng bị mất 30% lợi nhuận so với trước đó.
Diễn biến này tiếp tục lặp lại với hai đơn vị khác là Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt (BIC) và Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân Đội (MIG) với lợi nhuận sụt giảm lần lượt là xấp xỉ 50% và 78,5% so với cùng kỳ.
Mặc dù lãi giảm song doanh thu phí bảo hiểm thuần của các doanh nghiệp bảo hiểm đều diễn biến theo chiều đi lên. Riêng BIC ghi nhận mức tăng trưởng 18%. MIG cao hơn khi đạt tới 24%. Nguyên nhân chính cho việc lợi nhuận bị sụt giảm được các nhà bán bảo hiểm đưa ra là do hoạt động đầu tư bị ảnh hưởng.
Lợi nhuận ngành bảo hiểm giảm sâu trong năm 2022
Phía Bảo Việt cho biết, thị trường chứng khoán sụt giảm đã làm ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh khi hoạt động đầu tư vốn đóng vai trò không nhỏ trong lợi nhuận mang về của BVH. Trong kỳ này, doanh thu từ hoạt động đầu tư - kinh doanh chứng khoán của doanh nghiệp đã “bốc hơi” đến 74% so với cùng kỳ.
Tương tự, tại BIC và MIG, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư cũng giảm lần lượt là 24% và 32% trong quý 2 năm nay. Trường hợp BIC thậm chí còn giảm đến 3,15 lần doanh thu từ kinh doanh chứng khoán.
Tổng công ty cổ phần bảo Minh (BMI) dù ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dương song kết quả cũng không quá khả quan, chỉ nhỉnh hơn so với cùng kỳ 4%. Nguyên nhân được xác định là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính đã giảm 25% so với quý 2 năm trước đó.
Sau khi ghi nhận mức cao nhất lịch sử với 1.528,6 điểm trong phiên ngày 6/1, chỉ số Vn-Index đã liên tiếp lao dốc trong các phiên tiếp theo. Tâm lý tiêu cực lan rộng trên toàn thị trường khiến chỉ số đại diện cho chứng Việt Nam mất đến 20,7% điểm so với đợt đầu năm. Liên tiếp sau đó là đợt bán tháo của thị trường do Cục Dự trữ Liên Ban Mỹ (Fed) đẩy mạnh chính sách thắt chặt tiền tệ. Nhà đầu tư tỏ ra lo ngại hơn về tăng trưởng kinh tế do lạm phát tăng cao và tâm lý thị trường ngày càng trở nên tiêu cực do các sự vụ pháp lý.
Theo tính toán của công ty chứng khoán VnDirect, phần lớn lợi nhuận của các công ty bảo hiểm đến từ việc đầu tư. Danh mục thường tập trung là tiền gửi và trái phiếu (tỷ trọng lớn lên đến 90%). Số ít còn lại đổ vào cổ phiếu và bất động sản và một số các tài sản khác. Do đó, trong dài hạn lợi nhuận ngành này được kỳ vọng sẽ vẫn khả quan trong năm 2022 này.
Trong dài hạn lợi nhuận ngành bảo hiểm được kỳ vọng sẽ vẫn khả quan
Quan sát mối tương quan giữa lợi nhuận đầu tư của các công ty bảo hiểm và lãi suất tiền gửi từ năm 2011 đến năm 2022, VCSC (Công ty Chứng khoán Bản Việt) cho rằng lợi suất đầu tư của các doanh nghiệp giảm trong môi trường lãi suất có chiều hướng đi xuống. Trường hợp lãi suất tăng, đơn vị này tin rằng lợi nhuận đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có sự cải thiện, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ do ở các đơn vị này, tiền gửi có kỳ hạn thường chiếm khoảng 70% - 80% tổng danh mục đầu tư. Tuy nhiên, VCSC lưu ý tác động trên chỉ ở mức trung bình có độ trễ do lãi suất có kỳ hạn dự báo chỉ tăng khoảng 50 điểm trong năm 2022.
Theo: VnExpress
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: [email protected]
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội