Cho vay chứng khoán giảm mạnh, “lép vế” trước bất động sản

Quyên Ngô-03:57 21/10/2022

Tính đến hết tháng 8/2022, tín dụng đối với đầu tư, kinh doanh chứng khoán giảm mạnh, lép vế hoàn toàn trước sức “nóng” được tạo nên bởi cho vay bất động sản. Theo thống kế, cho vay trong lĩnh vực đầu tư đã giảm tới 35,07% so với đợt cuối năm 2021.

Những tháng vừa qua, tín dụng bất động sản tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với bình quân, trong khi đó cho vay chứng khoán lại giảm mạnh. Tính đến ngày 26/9/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 11,58 triệu tỷ đồng (tăng 10,83% so với cuối năm 2021). Đây cũng là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây và được đánh giá là phù hợp với diễn biến phục hồi kinh tế ở thời điểm hiện tại.

Dẫn đầu cơ cấu tín dụng tiếp tục là lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, phù hợp với đóng góp và tăng trưởng của các ngành kinh tế trong GDP. Tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên được nhận định là tăng trưởng tốt, cao hơn so với cùng kỳ năm trước, Ở một số lĩnh vực thậm chí còn ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung. Riêng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương kiểm soát chặt chẽ.

Cho vay chứng khoán giảm mạnh

Cho vay chứng khoán giảm mạnh

Tính đến cuối tháng 8/2022, tín dụng của ngành công nghiệp xây dựng tăng thêm 7,37%; của ngành thương mại - dịch vụ tăng thêm 11,34%; ngành nông - lâm - thuỷ sản có mức tín dụng tăng thêm 7,56%. Liên tiếp sau đó là loạt cái tên khác như lĩnh vực phát triển nông nghiệp - nông thôn tăng 9,26%; doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 10,54%; xuất khẩu tăng 2,68%; công nghiệp hỗ trợ tăng 11,6% và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đi ngược xu thế chung khi chứng kiến mức giảm 0,28%. Mức tăng trưởng tín dụng cao nhất đang thuộc về lĩnh vực bất động sản khi ghi nhận mức tăng lên tới 15,68% so với cuối năm 2021 và chiếm tới 20,92% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống. Trong đó, theo thống kê kinh doanh bất động sản tăng 7,35%; phục vụ mục đích tự sử dụng tăng 20,14%; tín dụng để đầu tư - kinh doanh chứng khoán giảm 35,07% (chiếm 0,32% tổng dư nợ tín dụng).

Từ đây có thể thấy, dư nợ tín dụng cho lĩnh vực đầu tư - kinh doanh chứng khoán đang có sự sụt giảm mạnh, báo hiệu sự dịch chuyển của dòng tiền. Diễn biến này cũng được nhận định là vô cùng phù hợp trong bối cảnh chung khi toàn cầu vừa bước ra khỏi những “tổn thương” gây ra bởi đại dịch và đang nỗ lực để phục hồi sản xuất. Bên cạnh đó cũng tồn tại những yếu tố tác động vĩ mô như tăng lãi suất tại các ngân hàng trung ương, suy thoái kinh tế cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu vay của các nhà đầu tư chứng khoán.

Hashtag:

#đầu_tư
#chứng_khoán

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO

VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt

Email: [email protected]

Liên hệ: 1900 636 232

Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449

Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016

Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Quét QR code - Tải ứng dụng MOMI ngay