Nhìn nhận lịch sử: Chỉ số Vn-Index phản ứng ra sao khi lãi suất tăng cao
Bảo hiểm Manulife liên kết Techcombank ra đời như một bước đột phá mới giúp làm hoàn thiện thêm chất lượng sản phẩm của Manulife, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ từ hai phía doanh nghiệp dành cho khách hàng của mình. Cụ thể, trên thị trường đang có những gói bảo hiểm Manulife liên kết Techcombank nào, quyền lợi ra sao? Liệu có nên mua các gói bảo hiểm này hay không? Hãy cùng Momi tìm hiểu và phân tích.
Cùng với áp lực lạm phát tăng cao, mặt bằng lãi suất cũng đang ghi nhận dấu hiệu tăng sau 2 năm “dậm chân” ở mức thấp kỷ lục. Trong báo cáo mới đây, Agriseco Research đánh giá, lãi suất huy động tại các Ngân hàng thương mại đã tăng trung bình từ 0,5 - 1% so với đợt đầu năm cho các kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng. Lãi suất trái phiếu Chính phủ 10 năm đã cao ngang mức trước dịch Covid lên tới 3,54%.
Cùng với áp lực lạm phát tăng cao, mặt bằng lãi suất cũng đang ghi nhận dấu hiệu tăng sau 2 năm “dậm chân”
Nhìn nhận lại lịch sử, kể từ khi Thị trường Chứng khoán Việt Nam bắt đầu thành lập, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều lần nâng lãi suất, được thực hiện chủ yếu thông qua việc siết chặt chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Đội ngũ phân tích nhận thấy rằng, chỉ số Vn-Index có sự tương quan mạnh mẽ với diễn biến lãi suất. Điều này được thể hiện thông qua một số giai đoạn cụ thể như:
Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng triển vọng với tốc độ trung bình khoảng 7%/năm. Sau thời kỳ lạm phát nhẹ năm 2000 - 2001, chỉ số giá tiêu dùng CPI giai đoạn 2002 - 2003 đã có dấu hiệu tăng lên và duy trì ở mức dưới 5%/năm. Cùng với đó, chính sách lãi suất thả nổi được ban hành trong năm 2002 đã tạo nên cục diện đua nhau tăng lãi suất của các ngân hàng.
Năm 2004, lạm phát tăng trở lại lên tới 9,5% (cao hơn so với mục tiêu 6%). Tăng trưởng tín dụng đã tăng lên gần 42% vào năm 2004 (năm 2003 là 28%). Trong giai đoạn này, Chính phủ phải tập trung kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế, hạn chế đà tăng trưởng nóng. Kết quả, năm 2003 mặt bằng lãi suất đã dần ổn định và tăng nhẹ quanh mức 7,8%. Năm 2006 - 2007, Việt Nam có mức tăng trưởng cao với nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối ổn định khi lạm phát chỉ ở mức thấp. Cùng với đó, sự kiện gia nhập WTO (2007) đã góp phần thu hút lượng vốn đầu tư lớn, bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp, kèm kiều hối đổ về trong thời gian ngắn.
Trong giai đoạn này, môi trường vĩ mô thuận lợi đã hỗ trợ thị trường chứng khoán có đà thăng hoa tạo sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng cổ phiếu niêm yết và cả giá trị vốn hoá thị trường. Số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư cũng theo đó mà tăng lên, trung bình tăng 230%/năm (giai đoạn 2006 - 2007). Đây cũng là mốc son chói lọi, ghi dấu lần đầu tiên chỉ số Vn-Index chạm mốc 1.000 điểm và tiến tới đạt đỉnh 1.170 điểm vào băm 2007.
Phản ứng của chỉ số Vn-Index trước diễn biến lãi suất tăng
Trong giai đoạn 2007 - 2008, lãi suất đã có dấu hiệu hạ nhiệt hơn so với trước đó do lo ngại suy thoái kinh tế, giá cổ phiếu cũng dần khôi phục trở lại. Môi trường vĩ mô bất ổn cộng với lãi suất tăng cao tạo cú sốc cho thanh khoản và khiến cho dòng vốn rót vào thị trường chứng khoán Việt Nam bị sụt giảm nghiêm trọng. Chỉ số P/E năm 2008 chỉ còn khoảng 8 lần từ nền định giá quá cao năm 2007 (thông thường P/E doanh nghiệp biến động từ 30 - 50 lần). Chỉ trong bán niên năm 2008, chỉ số Vn-Index đã giảm trên 60%, biên độ dao động giá được điều chỉnh liên tục tới 4 lần trong năm.
Tuy vậy, mặt bằng lãi suất đã nhanh chóng được điều chỉnh giảm dần từ cuối năm 2008 - 2009 so những lo ngại về suy thoái kinh tế. Chính sách vĩ mô đã được thay đổi từ thắt chặt sang nới lỏng. Năm 2009, lạm phát giảm xuống chỉ còn 6,5% từ mức kỷ lục năm 2008 là 20%. Điều này đã làm cho lãi suất cơ bản năm 2009 được điều chỉnh chỉ 7% từ mức đỉnh 14%. Thị trường Chứng khoán đã đảo chiều tăng mạnh ngay sau khi Chính phủ tung gói cứu trợ, kích cầu kinh tế. Đến tháng 11/2009, chỉ số Vn-Index đã tăng trở lại, đạt trên 600 điểm kể từ mức đáy 235,5 điểm hồi cuối tháng 2. Cùng với đó, vốn hoá thị trường cũng tăng thêm gần 3 lần so với cuối năm 2008.
Nền kinh tế trong giai đoạn này không mấy thuận lợi dù tăng trưởng đã có dấu hiệu phục hồi trong năm 2010 nhưng không bền vững. Lạm phát tiếp tục tăng lên mức 11,8% vào cuối năm và tiếp tục neo cao trong những năm sau đó. Trong hoàn cảnh như vậy, chính sách thắt chặt tiền tệ tiếp tục được áp dụng, buộc các Ngân hàng thương mại phải đẩy mạnh tăng lãi suất huy động sau mức ổn định ở 10 tháng đầu năm 2010 (8%).
Những yếu tố này gây ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán, đưa thị trường về trạng thái ảm đạm. Khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu liên tục giảm trong giai đoạn này. Try trọng vốn hoá/GDP cũng giảm từ mức 39% xuống còn 25% (cuối năm 2010). Giá trị trung bình cho mỗi phiên giao dịch trên mỗi sàn năm 2011 giảm gần 60% so với năm trước đó. Chỉ số VN-Index cũng có xu hướng giảm mạnh trong năm 2011, cụ thể giảm từ đỉnh 522,59 điểm còn 350 điểm. Thị trường giao dịch không hề vượt qua ngưỡng 500 điểm trong năm 2012 khi giá cổ phiếu liên tục giảm sàn. Chỉ khi bước sang năm 2013 khi gói kích cầu 30 nghìn tỷ đồng được “bơm” ra, chỉ số VN-Index mới có dấu hiệu phục hồi nhẹ, đạt 504,63 điểm.
Giai đoạn 2014 - 2021, nền kinh tế dần ổn định trở lại, lạm phát hạ nhiệt, dao động từ 2 đến 4%/năm. Thanh khoản dồi dào cùng diễn biến lãi suất ổn định, ít biến động (lãi suất huy động giảm từ mức cao nhất 20%/năm xuống còn 6 - 9%/năm trước dịch). Đặc biệt hơn, lãi suất điều hành có sự giảm sâu so với các nước trong khu vực khi dịch Covid bùng phát: Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm 3 lần nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Sang năm 2021, lãi suất tiền gửi chỉ còn 4 - 5%/năm. Đây là mức thấp nhất trong 20 năm. Cùng với đó là kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát ở ngưỡng thấp, lãi suất cũng giảm dần và sâu hơn trong đợt dịch đã hỗ trợ mạnh mẽ cho thị trường chứng khoán. Thị trường đã tăng trưởng mạnh mẽ hơn cả về quy mô và thanh khoản, thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Đặc biệt, giai đoạn dịch năm 2020 - 2021 lãi suất có sự giảm sâu, chỉ số VN-Index kết năm tăng 35,4% so với năm 2020. Mức vốn hoá thị trường chứng khoán cũng tăng mạnh 46%, đạt 109% GDP. Quy mô giao dịch mỗi phiên thường đạt mức hơn 1 tỷ USD, tăng trên 200%. Hơn nữa, từ con số chỉ có 1 doanh nghiệp vốn hoá trên 1 tỷ USD vào năm 2014, nay đã có tới 45 doanh nghiệp đạt được ngưỡng này trong nửa đầu năm 2021.
Theo: Nhịp sống kinh tế
Hashtag:
Công ty cổ phần Công Nghệ và Truyền Thông SAMO
VP đại diện: Tầng 9, Tòa Licogi13 - 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thành Đạt
Email: [email protected]
Liên hệ: 1900 636 232
Sở Kế Hoạch & Ðầu Tư TP Hà Nội Cấp giấy phép số 0106138449
Giấy phép hoạt động: Số 259/ GP - BTTTT do bộ thông tin và truyền thông cấp ngày 20/05/2016
Ðăng kí kinh doanh tại: Số 3, ngõ 361, phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội